Pain Point là một trong những khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực Marketing. Các chuyên gia nhận định, việc phân tích và đánh giá Pain Point là một trong những bước quan trọng trong việc thúc đẩy doanh số và tạo dựng niềm tin nơi khách hàng. Vậy thực ra, Pain Point là gì và tầm quan trọng của nó ra sao? Hãy cùng Workplus tìm hiểu về vấn đề này thông qua bài viết sau nhé!
Mục Lục
Có khi nào bạn tự hỏi, vì sao cùng một dòng sản phẩm, cùng một phân khúc thị trường, chất lượng hay giá cả đều có sự tương đồng, nhưng sản phẩm của bạn lại không nhận được những đánh giá cao như đối thủ?
Phần lớn nguyên nhân của vấn đề này đến từ tâm lý khách hàng. Nói cách khác, bạn không đánh trúng trọng tâm họ đang cần gì? Không biết rõ nhu cầu về ‘cầu’ thì không thể nói có được nguồn cung chính xác được.
Khách hàng là những người trực tiếp sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Họ có nhiều mong muốn, đòi hỏi và tiêu chí để lựa chọn. Việc ‘bốc thuốc đúng bệnh’ mới là chìa khóa cho sự thành công.
Mà để làm được điều này, chúng ta cần tìm hiểu rõ hơn về Pain Point. Khái niệm nay nghĩa là gì? Bạn có thể hiểu đơn giản rằng, nó đang nói về ‘điểm đau của khách hàng’.
Cụ thể, đó chính là tổng hợp các vấn đề mà bộ phận khách hàng của bạn đang gặp phải. Đó có thể là người đã mua sản phẩm hoặc sẽ mua sản phẩm. Thị trường tiềm năng luôn là miếng bánh ngon mà bạn không thể bỏ qua.
Từ những phân tích này, nhà sản xuất mới có được hướng đi đúng đắn cho các quyết sách của mình. Xác định đúng hướng sẽ cải thiện chất lượng của bạn. Những đổi mới tích cực luôn mang lại hiệu quả khả quan nhất cho nhà cung cấp.
Xem thêm: Bản kế hoạch kinh doanh là gì? Mục đích của chúng trong doanh nghiệp
Mặc dù việc phân tích tâm lý mua sắm sẽ khá phức tạp. Bởi nó ảnh hưởng bởi vô vàn các yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, trên cơ bản thì điểm đau khách hàng chỉ tựu chung về 4 loại chính. Đó là:
Giá cả luôn là yếu tố quyết định đến mua sắm. Bạn luôn muốn nhận được chất lượng tốt nhất trên mức giá ưu đãi nhất. Vì thế, gần như nhà cung cấp nào cũng nỗ lực cho sự cạnh tranh về giá.
Tuy nhiên, việc giảm mức giá vẫn phải tuân thủ nguyên tắc về lợi nhuận. Nói cách khác, ‘tiền nào của nấy’. Vì thế, mức giá sẽ tương xứng với loại hàng hóa nhận được. Điều này cũng cân nhắc xem đối tượng và phân khúc thị trường mà bạn nhắm đến.
Điểm đau về năng suất thường xuất phát từ chất lượng món hàng bạn nhận được không quá ăn ý. Nó khiến bạn mất nhiều thời gian hơn cho cùng một công việc.
Điều này cũng ảnh hưởng đến lựa chọn của người mua. Họ cần những gì ưu việt nhất giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải. Tương tự như vậy, bạn sẽ chọn mua loại sản phẩm giúp bạn xử lý công việc trong 1 phút thay vì 3 phút, đúng không nào!
Điểm đau về quá trình cụ thể là gì? Cùng một dòng sản phẩm, một bên xử lý công việc quá rườm rà, khó nhằn thì bên còn lại gọn nhẹ, tiện ích hơn. Hiển nhiên, khả năng lựa chọn vẫn nghiêng về mặt hàng ưu việt hơn về quá trình thực hiện.
Trong thời đại hiện nay, mọi thứ cần được tích hợp, gọn nhẹ, linh hoạt. Quan trọng hơn, chúng cần có nhiều công năng đi kèm thay vì chỉ đơn giản với một chức năng nhất định. Vì thế, hãy liên kết nhiều hơn với các tiện ích khác nhằm đa dạng hóa chất lượng sản phẩm trước khi tung ra thị trường.
Đây gần như là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Có nghĩa họ chỉ quan tâm là bản thân có bán được hàng hay không. Và ngay khi món hàng đó đã được thanh toán thành công, gần như đơn vị không có bất kỳ hỗ trợ nào thêm.
Điều này là vô cùng sai lầm. Đặc biệt, với các linh kiện hay thiết bị điện tử, điểm đau về sự hỗ trợ lại càng phải phát huy tối đa. Điều này mới tạo nên niềm tin nơi khách hàng của mình. Hơn thế, nó giúp bạn duy trì quan hệ kinh doanh lâu dài hơn với những vị khách trung thành của mình.
Sau khi phân tích và tìm hiểu về các loại Pain Point, chúng ta hãy cùng điểm qua các cách giúp doanh nghiệp xác định điểm đau khách hàng chuẩn xác nhất nhé!
Nghiên cứu định tính chính là sự tập trung vào các nội dung chi tiết trong các vấn đề mà khách hàng gặp phải. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn nghiên cứu định lượng. Đó thực sự là hướng đi sai lầm.
Bởi cho dù bạn có chọn cùng một đáp án cho các câu hỏi mang tính thống kê đi chăng nữa, thì nguyên nhân cho kết quả này cũng có sự khác biệt. Vì thế, một khi doanh nghiệp chủ quan và bỏ sót điều này, sai lầm cho thể sẽ diễn ra ngay sau đó.
Đây được xem là hướng đi quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần đi sâu vào tìm hiểu nguồn khách hàng của mình. Gọi điện tư vấn, đặt câu hỏi hay khảo sát đều là những phương pháp hữu hiệu có thể thực hiện.
Bộ phận bán hàng là những người làm việc ở tuyến đầu. Họ là nhóm nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Nói cách khác, ý kiến của họ cực kỳ quan trọng. Bởi đôi khi, khách hàng chỉ trao đổi với họ chứ ngại thực hiện quá nhiều khảo sát mang tính lý thuyết.
Pain Point là gì và phân loại điểm đau khách hàng ra sao đã khép lại bài viết của chúng tôi. Bạn có bất cứ thắc mắc gì đừng ngại, hãy liên hệ ngay với Workplus.vn để biết thêm chi tiết nhé! Phần mềm quản lý công việc trực tuyến hàng đầu của chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ bạn.
Chính xác là như thế. Bạn cần đạt được các hiểu biết cần thiết về vấn đề này để có được sự cải thiện đúng hướng.
Bạn có thể thực hiện việc nghiên cứu đối thủ của mình. Những người cùng ngành nghề sẽ có cùng nhóm khách hàng. Và điểm đau gần như tương tự nhau.